Các ký hiệu dùng trong Kỳ Môn Độn Giáp
Giải thích chữ “Kỳ Môn Độn Giáp”
- Kỳ: Thứ Kỳ bí, khó dự đoán, bí ẩn
- Môn: Cánh cổng
- Độn: Sự che giấu
- Giáp: Yếu tố đứng đầu trong Thập Can (theo thứ tự Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý) và được coi là lãnh đạo, là yếu tố tốt lành mà chúng ta cần tìm kiếm trên lá số Kỳ Môn Độn Giáp.
Kỳ Môn Độn Giáp đi theo tiêu chí “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, Thần trợ” nên hệ thống của Kỳ Môn Độn Giáp bao gồm các yếu tố:
1 Phần Thiên: Cửu Tinh (9 sao):
- Thiên Bồng Tinh (Thủy): 天蓬星 The Heavenly Grass
- Thiên Nhuế Tinh (Thổ): 天芮星 The Heavenly Grain.
Thiên Nhuế Tinh còn được biết đến với cái tên Cự Môn trong Tử Vi. Sao này liên quan đến bệnh tật, học và dạy học, cũng như sự truy cầu về tiền bạc.
- Thiên Xung Tinh (Mộc): 天沖星 The Heavenly Destructor
- Thiên Phụ Tinh (Mộc): 天輔星 The Heavenly Assistant
- Thiên Cầm Tinh (Thổ): 天禽星 The Heavenly Bird. Đây là một sao đặc biệt, do vị trí gốc là chính giữa của Cửu Cung (Trung Cung) nên sẽ không xuất hiện trên lá số mà luôn được xuất hiện cùng vị trí với Thiên Nhuế Tinh
- Thiên Trụ Tinh (Kim): 天柱星 The Heavenly Pillar
- Thiên Tâm Tinh (Kim): 天心星 The Heavenly Heart
- Thiên Nhậm Tinh (Thổ): 天任星 The Heavenly Ambassador
- Thiên Anh Tinh (Hỏa): 天英星 The Heavenly Hero
2 Phần Địa: Bát Môn (8 cổng)
- Khai Môn (Kim): Open Door 開門
- Hưu Môn (Thủy): Rest Door 休門
- Sinh Môn (Thổ): Life Door 生門
- Đỗ Môn (Mộc): Delusion Door 杜門
- Cảnh Môn (Hỏa): Scenery Door 景門
- Tử Môn (Thổ): Death Door 死門
- Kinh Môn (Kim): Fear Door 驚門
- Thương Môn (Mộc): Harm Door 傷門
3 Phần Nhân - Thập can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý,
Thập Can được chia làm 5 nguyên tố, bao gồm:
- Mộc: Giáp (Dương Mộc) và Ất (Âm Mộc)
- Hỏa: Bính (Dương Hỏa) và Đinh (Âm Hỏa)
- Thổ: Mậu (Dương Thổ) và Kỷ (Âm Thổ)
- Kim: Canh (Dương Kim) và Tân (Âm Kim)
- Thủy: Nhâm (Dương Thủy) và Quý (Âm Thủy)
Trong đó, các Can mang tính Dương đại diện cho nam giới, Âm đại diện cho nữ giới
Thập Can được chia làm 3 nhóm:
- Nhất Giáp (Yi Jia 一甲): GIáp ở đây chính là Giáp Mộc, yếu tố được coi là lãnh đạo của Thập Can. Nhiệm vụ của Kỳ Môn Độn Giáp là tìm ra các thời điểm, phương hướng có lợi nhất để bảo vệ Giáp khỏi bị tấn công cũng như phát huy được hết ưu điểm, sở trường của GIáp.
Chính vì vậy, trên Kỳ Môn Bàn (lá số kỳ môn), Giáp sẽ không trực tiếp xuất hiện mà Ẩn ở 1 trong số các Can khác. Giống như một vị tướng chỉ huy đầu não cần được binh lính xung quanh che chở và bảo vệ.
- Tam Kỳ (San Qi 三奇): Ất, Bính, Đinh
Tam Kỳ là các yếu tố hỗ trợ và bảo vệ tốt cho Giáp. Chẳng hạn như Ất có tác dụng kiềm chế, bảo vệ Giáp khỏi bị Canh (Kim) làm tổn thương. Bính và Đinh vốn là Hỏa, có tác dụng khắc chế Canh (Kim).
Sở dĩ được gọi là “Tam Kỳ” là bởi vì đây là 3 yếu tố đem lại hiệu quả mạnh và bất ngờ, giống như “kỳ binh” tức một đội quân bất ngờ tập kích, đánh vào chỗ yếu của quân địch cũng như loại quân có tính khắc chế quân địch (giống như Hỏa Công có thể khắc chế đội quân tạo bởi các loại thú như các đàn Trâu… vì thú vốn sợ lửa), không cho quân địch phát huy ra được thế mạnh sở trường.
3 yếu tố này trong chữ “Kỳ Môn Độn Giáp” liên quan đến việc tìm ra những thứ có “Kỳ hiệu” - tức hiệu quả bất ngờ để che giấu và bảo vệ cho Giáp (Mộc) - người lãnh đạo của Thập Can.
Và 3 yếu tố này là 3 yếu tố hiệu quả nhất:
Ất (cây thân leo) còn gọi là Nhật Kỳ, được coi là chị em gái của Giáp giống như ngày xưa các vua chúa hay làm “hôn nhân chính trị”, gả các công chúa sang các nước khác để kết làm đồng minh, khi tình hình hai bên căng thẳng sẽ có tác dụng hòa hoãn sự nóng giận của bên kia, đồng thời thu thập các thông tin của nước đó. Ở đây mục đích chính là dùng Ất để quấn quanh Canh làm hạn chế tác hại của Canh, đồng thời tìm cách biến Canh thành đồng minh của Giáp. Đây là một trong hai biện pháp tốt nhất để khắc chế Canh
Bính (lửa mặt trời), còn gọi là Nguyệt Kỳ, là mạnh mẽ nhất trong Tam Kỳ, là một trong 2 biện pháp có tác dụng khắc chế nhất đối với Canh. Giống như dùng lửa để nung chảy 1 thanh kiếm là biện pháp dễ dàng hơn các biện pháp khác.
Trong khi đó Đinh (lửa đèn nến), còn gọi là Tinh Kỳ, cũng có tác dụng khắc chế Canh nhưng chậm hơn và cần có thời gian. Bính và Đinh được coi là 2 người con của Giáp (Mộc sinh Hỏa)
- Lục Nghi (Liu Yi 六儀): Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
Trong Lục Nghi, vị trí của Canh (Kim) luôn là nguy hiểm nhất, được coi là vị trí của quân địch hoặc các nguy cơ tiềm ẩn. Kỳ Môn Độn Giáp chú trọng khắc chế Canh để Giáp không bị chặt chém và phát huy ra được hết thế mạnh.
Tân (Kim loại dạng vàng bạc, trang sức): Là họ hàng của Canh, cũng có khả năng gây nguy hiểm cho Giáp nhưng không mạnh như Canh.
Các nguyên tố khác như Thổ (gồm Mậu, Kỷ) và Thủy (gồm Nhâm, Quý) mặc dù cũng có ảnh hưởng đến Canh nhưng không đáng kể.
Các tính chất của từng Can:
2 Ất (Mộc): Trong Kỳ Môn Độn Giáp, Ất (乙 - Yi) thuộc về Âm Mộc, có hình dáng biểu tượng là các loài cây thân mềm, các loài dây leo.
Tính chất của Ất thì có phần tương tự với Mặt Trăng và sao Diêm Vương trong Chiêm Tinh: Cùng thiên về sự nữ tính, sự sâu sắc, cảm xúc
"Ất" đại diện cho những người và nghề nghiệp như:
1 Giáo viên, học giả: Trong Ngữ Hành, Mộc là nguyên tố liên quan đến việc học tập nên sẽ không lạ gì khi Ất Mộc hay Giáp Mộc sẽ liên quan đến những người chăm học, hay những giáo viên.
Đồng thời Mộc cũng là nguyên tố duy nhất trong Ngũ Hành có sự phát triển dần theo thời gian để trở nên càng ngày càng to dài hơn, mà với con người, thứ có thể phát triển một cách không giới hạn vốn chỉ có Trí Tuệ.
2 Bác sĩ, y tá: Khác với Giáp Mộc, Ất Mộc có thể đại diện cho giới bác sĩ, y tá. Bởi Giáp Mộc là các loại cây leo, cỏ mềm và trong số đó có rất nhiều thứ có thể lấy ra làm Thuốc chữa bệnh được.
Trong khi đó Giáp Mộc vốn là thân gỗ cứng, mà thứ gì răng không thể nhai thì dạ dày không thể tiêu hóa, mà không tiêu hóa được thì không những không chữa bệnh được mà còn gây hại.
3 Thầy tu, mục sư, người theo đạo: 1 lần nữa, Mộc là nguyên tố đại diện cho Đạo Đức, sự thanh lọc, sự hoàn thiện và phát triển bản thân, cũng giống như cây cối thì sẽ hút và lọc ra chất dinh dưỡng từ đất và không khí để phát triển từ đó tạo ra tính chất riêng cho bản thân.
Đồng thời cây cối cũng hấp thu khí Cacbonic và thải ra Oxi nuôi dưỡng sự sống, điều đó cũng giống những người theo đạo luôn tuyên truyền, giúp những người xung quanh sống có ích hơn
4 Nữ giới, cô dâu: Trong Kỳ Môn Độn Giáp, các Can mang tính chất Âm như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì đều đại diện cho nữ giới. Tuy nhiên theo thứ tự thì Ất là đứng đầu, đồng thời tính chất của Ất Mộc là giống với nữ giới nhất.
Vì thế nên trong các vấn đề liên quan đến nữ giới, hay hôn nhân, đa phần chúng ta sẽ sử dụng Ất để luận đoán
Đó là bởi vì dây leo thì giống như người phụ nữ, cần chỗ để bám dựa vào thì mới dễ dàng phát triển được
Đồng thời Thập Can cũng được chia làm Thiên Can và Địa Can, Thiên Can được xếp phía trên bên trái, Địa Can được xếp phía dưới bên trái
4 Phần Thần: Thập thần (10 vị thần):
Gọi là Thập Thần, nhưng 10 vị thần này sẽ không xuất hiện cùng lúc, mà 4 trong số đó sẽ thay thế cho nhau tùy vào Dương Độn hay Âm Độn.
Chu Tước và Huyền Vũ đối chỗ cho nhau, và Bạch Hổ sẽ cùng đổi vị trí với Câu Trần.
Các vị thần này dùng để chỉ các lực lượng đến từ không gian, lực lượng này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian như trên Trái Đất, nên sẽ không có thời điểm Vượng Suy.
- Trực Phù (Thổ): Chief 直符
- Đằng Xà (Âm Hỏa): Surging Snake 騰蛇
- Thái Ất (Âm Kim - Mặt Trăng): Great Moon 太陰
- Lục Hợp (Âm Mộc): Six Harmony 六合
- Bạch Hổ (Dương Kim): White Tiger 白虎 (Âm Độn)
- Câu Trần (Âm Thổ): Grappling Hook 勾陳 (Dương Độn)
- Chu Tước (Âm Hỏa - phương hoàng): Red Phoenix 朱雀 (Dương Độn)
- Huyền Vũ (Âm Thủy - rùa đen): Black Tortoise 玄武 (Âm Độn)
Câu Trần và Chu Tước chỉ xuất hiện trên Dương Độn. Khi chuyển sang Âm Độn, Câu Trần sẽ được thay thế bằng Bạch Hổ, trong khi Chu Tước sẽ được thay thế bằng Huyền Vũ, bởi Bạch Hổ và Huyền Vũ mang tính Âm nhiều hơn.
- Cửu Địa (Âm Thổ): Nine Earth 九地
Cửu Địa còn được gọi là Thần Đất (Đất mẹ)
- Cửu Thiên (Dương Kim): Nine Heaven 九天
Và 4 phần này được đặt trên nền của Cửu Cung (8 trong 9 cung này lấy từ Bát Quái ra) và được sắp xếp theo Lạc Thư
- Khảm (Nước): 坎 Kan (North)
- Cấn (Núi): 艮 Gen (Northeast)
- Chấn (Sấm sét): 震 Zhen (East)
- Tốn (Gió): 巽 Xun (Southeast)
- Trung cung (chính giữa): 中宫 (Middle)
- Ly (Lửa): 離 Li (South)
- Khôn (Đất): 坤 Kun (Southwest)
- Đoài (Hồ nước): 兌 Dui (West)
- Càn (Trời): 乾 Qian (Northwest)